Bước tới nội dung

Oleg Sentsov

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Oleg Gennadyevich Sentsov
Oleg Sentsov in 2017
Sinh13 tháng 7, 1976 (48 tuổi)
Simferopol, Krym (tỉnh), Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina
Nghề nghiệpNhà làm phim
Năm hoạt động2008– hiện tại
Con cái
2
  • Alina(2003) and Wladislaw(2004)

Oleg Gennadyevich Sentsov (tiếng Ukraina: Олег Геннадійович Сенцов, Oleh Hennadiovych Sentsov) là một nhà làm phim và nhà văn người Ukraina, sinh trưởng ở Bán đảo Krym, nổi tiếng nhất với bộ phim năm 2011 Gamer. Sau khi Krym bị sáp nhập vào Nga, ông bị bắt ở Krym và bị kết án 20 năm tù bởi một tòa án của Nga về tội làm kế hoạch cho các hành vi khủng bố.[1] Tội trạng này được mô tả rộng rãi như là bịa đặt.

Vào ngày 14 tháng 5 năm 2018, ông thực hiện một cuộc tuyệt thực không hạn định để phản đối việc giam giữ 65 tù nhân chính trị Ukraina tại Nga và yêu cầu họ được thả.[2][3] Sau 87 ngày tuyệt thực, sức khỏe của anh hoàn toàn yếu kém.[4] Theo một số nhà bình luận, Putin quyết định để Sentsov chết.[5]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sentsov sinh ngày 13 tháng 7 năm 1976 tại Simferopol, tỉnh Krym, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina.[6][7][8][9] Năm 1993-1998, ông là một sinh viên kinh tế ở Kiev. Hai phim ngắn đầu tiên của ông là A Perfect Day for Bananafish (2008) và The Horn of a Bull (2009).[6] Gamer, cuốn phim đầu tay của anh, ra mắt tại Liên hoan phim quốc tế Rotterdam năm 2012.[1][6] Thành công của nó trong lễ hội này và các lễ hội khác đã giúp ông đảm bảo tài trợ cho cuốn phim tiếp theo Rhino, sản xuất đã bị trì hoãn do công việc của ông với phong trào phản đối Euromaidan.[10] Nó được lên kế hoạch bắt đầu quay vào mùa hè năm 2014.[11]

Sau khi các cuộc biểu tình Euromaidan bộc phát từ tháng 11/2013, Sentsov trở thành nhà hoạt động của phong trào chính trị xã hội "AutoMaidan" và trong cuộc khủng hoảng Krym 2014, ông đã giúp cung cấp thực phẩm và vật liệu cho quân nhân Ukraina bị mắc kẹt trong căn cứ Krym của họ.[1] Sentsov cho biết, ông không công nhận sự sáp nhập Krym vào Nga.[12][nb 1]

  1. ^ Since Ukraine lost the control over the peninsula to Nga in March 2014 the status of the Crimea and of the city of Sevastopol is under dispute between Russia and Ukraine; Ukraine and the majority of the international community consider the Crimea to be an autonomous republic of Ukraine and Sevastopol to be one of Ukraine's cities with special status, while Russia, on the other hand, considers the Crimea to be a federal subject of Russia and Sevastopol to be one of Russia's three federal cities.[13][14][15]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Ukrainian Filmmaker Remains Behind Bars Despite Growing Support, Radio Free Europe/Radio Liberty (ngày 26 tháng 6 năm 2014)
  2. ^ Grater, Tom (ngày 25 tháng 8 năm 2018). “Oleg Sentsov 12 days into hunger strike”. Screen Daily. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2018.
  3. ^ “Ten reasons you should give a damn why Oleg Sentsov's hunger strike matters”. Meduza. ngày 8 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2018.
  4. ^ "He can not get up": his lawyer Dmitry Dinze abot the 87th day of the hunger strike by Oleg Sentsov (Russian), RFE/RL
  5. ^ Final Solution (Russian)
  6. ^ a b c (tiếng Hà Lan) Short Bio, International Film Festival Rotterdam
  7. ^ "Almodovar, Leigh petition Putin on jailed Ukrainian Oleg Sentsov". Los Angeles Times. ngày 10 tháng 6 năm 2014.
  8. ^ (tiếng Ukraina) Ministry invites to join the rally in support Sentsov, Ukrayinska Pravda (ngày 13 tháng 7 năm 2017)
  9. ^ "Pardon my son": Sentsov's mother appeals to Putin, UNIAN (ngày 13 tháng 7 năm 2018)
  10. ^ Ken Loach, Mike Leigh and others call for release of Ukrainian director, The Guardian (ngày 10 tháng 6 năm 2014)
  11. ^ (tiếng Ukraina) The Court extended the arrest in Moscow Ukrainian director, Ukrayinska Pravda (ngày 7 tháng 7 năm 2014)
  12. ^ (tiếng Ukraina) Oleg Sentsov: I was tortured and humiliated, Ukrayinska Pravda (ngày 7 tháng 7 năm 2014)
  13. ^ Gutterman, Steve. “Putin signs Crimea treaty, will not seize other Ukraine regions”. Reuters.com. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2014.
  14. ^ “Ukraine crisis: Timeline”. ngày 13 tháng 11 năm 2014 – qua www.bbc.co.uk.
  15. ^ UN General Assembly adopts resolution affirming Ukraine's territorial integrity Lưu trữ 2018-03-04 tại Wayback Machine, China Central Television (ngày 28 tháng 3 năm 2014)